Bệnh cầu trùng hay còn gọi là bệnh tụ huyết trùng được nhiều người chăn nuôi biết đến như là một bệnh truyền nhiễm có tính lây truyền cao, tỷ lệ chết có thể lên tới 100%. Bệnh thường xảy ra vào những ngày mưa với độ ẩm cao và thường truyền nhiễm từ gà ốm sang gà khỏe thông qua hai đường chính là hô hấp và tiêu hóa.
Bệnh cầu trùng ở gà thường gặp nhưng có tính lây truyền cao
Hôm nay, Lượng Huệ sẽ tiếp tục cung cấp đến người chăn nuôi những hiểu biết rõ hơn về các biểu hiện, triệu chứng ở bệnh cầu trùng từ đó giúp người chăn nuôi có thể phát hiện sớm nhất và có cách điều trị kịp thời.
Triệu chứng thường gặp ở bệnh cầu trùng
Gà tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc cầu trùng, nhưng tuổi hay bị bệnh nhất là 2 - 3 tuần tuổi với các triệu chứng điển hình là:
-
Gà bỏ ăn, khát nước, lông xù, thường ngồi trên hai chân, đi lại loạng choạng.
-
Phân loãng, ban đầu có màu xanh, sau đó có màu nâu rồi tiêu chảy, phân dính quanh hậu môn, phân lẫn máu hay toàn máu tươi và chết. Bệnh ở thể cấp tính gà thường chết nhanh sau 2 - 7 ngày, bệnh cũng có thể kéo dài, khỏi dần nhưng chậm.
Bệnh cầu trùng có 2 cấp độ: Bệnh ở thể cấp tính và thể mãn tính
· Thể cấp tính
Ở thể cấp tính, lúc đầu gà thường mắc bệnh cầu trùng từ 6 đến 10 ngày tuổi trở lên. Thời kỳ của bệnh ngắn: từ 3 đến 5 ngày. Các biểu hiện đặc trưng bao gồm: gà tự nhiên uống nhiều nước, sau đó là tiêu chảy phân lỏng. Khi quan sát kỹ thấy phân lỏng có thể là phân sống rồi chuyển sang dạng sệt sệt. Sau vài giờ phân có thể chuyển sang màu sáp, dạng máu, thậm chí là máu tươi.
Hiện tượng chuyển biến của bệnh rất nhanh, cho nên gà ủ rũ, nhắm nghiền mắt và nếu trường hợp mất máu và mất máu nặng thì hai cánh có thể xã xệ xuống tận nền trường, gà gầy sức rất nhanh, tái màu, chúng thường đứng một mình hoặc là đoạn tụm đúm, dụm đống lại bên nhau và kêu một cách khác lạ, màu da, mỏ, da chân nhợt nhạt đó là hiện tượng thiếu máu. Chúng có trạng thái mỏi mệt, mào tím tái, đi lại chậm chạp, liệt chân hay liệt cánh. Phân ỉa chảy thất thường có màu trắng loãng hoặc trắng xanh, đôi khi có máu tươi, thở khó, chảy nước mũi. Giai đoạn 4 – 5 ngày tích sưng, mũi sưng, viêm khớp và bại liệt, viêm kết mạc.
Đây là hiện tượng thể trạng gà khi bị bệnh cầu trùng cấp, nếu không được điều trị kịp thời thì gà chết rất nhanh gà tỷ lệ chết lên tới 100%, có thể chết ngay sau 1 ngày mắc bệnh.
· Thể mãn tính
Ở thể mãn tính, bệnh thường xuất hiện ở gà lớn, sau 90 ngày tuổi, tuổi gà càng cao thì bệnh cầu trùng càng nhẹ. Triệu chứng thường thấy: ăn kém, uống nhiều nước, ỉa chảy phân loãng, phân sống có khi có gợn máu. Gà gầy, chân khô, mào nhợt nhạt. Ở gà đẻ, gà lớn thì chúng chủ yếu ở thể man chũng, tức là thể ẩn bệnh, ở gà lớn, gà đẻ thì bệnh cầu trùng gây nên chủ yếu ở thể ỉa chảy, lúc thì ỉa chảy ở thể phân lỏng, phân sống, lúc thì không tiêu chảy, nhưng âm ỉ trong khi đàn gà nhìn là bình thường, ăn uống bình thường và nếu có thì đó là hiện tượng đối với gà đẻ, giảm đẻ từ 5 - 20 %.
2. Hướng dẫn kiểm soát cầu trùng hiệu quả cho gà
Đảm bảo an toàn sinh học: Trong quá trình chăn nuôi, cần chú ý đảm bảo môi trường sống của gà sao cho sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, được quét dọn và khử trùng thường xuyên.vệ sinh và phun thuốc sát trùng tiêu độc chuồng nuôi ít nhất 2-3 ngày trước khi nhận gà con.
Dùng kháng sinh, thuốc khi có bệnh: Mộtsố loại thuốc chuyên biệt có công dụng điều trị bệnh cầu trùng như Sulphaquinoxolone hay Tetracyclin để trộn vào thức ăn hoặc nước uống. Tuy nhiên, khi gà ở cấp độ cấp tính thì biện pháp này không còn hiệu quả. Hơn nữa, dư lượng kháng sinh tích tụ trong cơ thể vật nuôi cũng là mối nguy cơ gây nên ưng thư gan, thận cho người.
Phòng vaccine-biện pháp tối ưu nhất hiện nay: Phương pháp này giúp phòng bệnh cho gà vừa tiết kiệm chi phí thuốc men sau này vừa có thể giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra bệnh lại không để lại dư lượng trong gà thành phẩm.