Hôm nay giống gia cầm xin tư vấn tới người chăn nuôi giải pháp nhận biết gà bệnh, phương pháp phòng tránh các bệnh ở gà hiệu quả để đàn gà có thể phát triển khỏe mạnh hơn.
Nếu như người chăn nuôi muốn tìm hiểu về tình trạng sức khỏe của đàn gà để biết gà có bệnh hay không thì có thể quan sát những đặc điểm dưới đây :
Hoạt động: Đầu tiên là kiểm tra hoạt động của gà, bởi vì gà bệnh thường hay rụt cổ lại, toàn thân ủ rũ, đuôi cụp xuống, đi lại yếu ớt chậm chạp và thường co lại từng cụm, từng nhóm với nhau, có đôi khi gà cũng đứng riêng lẻ ở góc chuồng, hoặc có triệu chứng của thần kinh như vẹo đầu quay tròn,khác với những con gà khỏe mạnh thường linh hoạt, nhanh nhẹn, chạy đều trong chuồng và háo ăn.
Bộ lông: Thứ hai là phải kiểm tra bộ lông của gà, gà bị bệnh thường hay bị xù lông lên, lông đầu cũng dựng lên, khác hoàn toàn với những con gà khỏe có bộ lông bóng mượt và thu gọn vào cơ thể.
Mắt, mỏ, chân: Người chăn nuôi cũng nên quan sát các bộ phận khác như chân, mắt và mỏ gà, những con gà bị bệnh mắt thường hay nhắm chặt lại, mắt và mũi chảy nước, thường xuyên bị khó thở, thở khò khè, thỉnh thoảng cũng há miệng kêu lên, đôi khi gà còn bị khô chân, bị sưng mặt, mồng cùng mào tái nhợt và bầm tím
Phân: Ngoài những yếu tố trên người chăn nuôi nên kiểm tra thêm phân gà, bởi gà bệnh thường đi ngoài ra phân lỏng có màu xanh hoặc màu trắng, thỉnh thoảng có tia máu lẩn vào trong phân, phân có mùi hôi, hậu môn gà đôi khi cũng bị bết phân lại.
Tỷ lệ chết: Gà bị bệnh thường có tỉ lệ chết tương đối cao nên người chăn nuôi cần lưu ý, bởi vì gà có tỉ lệ chết từ 3 tới 4% là bình thường với gà thịt, khoảng 1% là bình thường đối với gà đẻ, nhưng nếu như gà có tỷ lệ chết quá nhiều, chết tập trung, hàng loạt tức là gà bị nhiễm bệnh nghiêm trọng cần được điều trị ngay nhé.
Việc sát trùng tiêu độc chuồng trại rất quan trọng và cần thiết vì nó giúp khống chế bệnh dịch, diệt mầm bệnh trong môi trường, ngăn chặn lây lan bệnh dịch. Sát trùng chuồng trại và dụng cụ trong chăn nuôi gà giúp tăng hiệu quả chăn nuôi, phát triển bền vững, hạn chế gà bị bệnh. Vệ sinh cũng giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường. Tuy nhiên khi chọn và sử dụng thuốc sát trùng chuồng trại cho gà người chăn nuôi cần chú ý vài điểm dưới đây :
Đầu tiên khi sát trùng chuồng trại, người chăn nuôi chỉ nên chọn thuốc sát trùng có tính an toàn cao, không gây độc hại tới sức khỏe của cả người và gà lẫn môi trường xung quanh.
Thuốc sát trùng nên dùng thuốc có thể diệt được nhiều mầm bệnh ở diện rộng.
Khi sát trùng chuồng trại người chăn nuôi nên sát trùng trước khi vào gà khoảng 1 ngày, khi gà xuất chuồng cũng phải vệ sinh, dọn dẹp thật sạch sẽ và sát trùng lại một lần nữa.
Ngoài ra người chăn nuôi cũng chú ý sát trùng định kỳ khoảng 10 – 15 ngày sát trùng 1 lần trực tiếp vào đàn gà, nên sát trùng sau khi tiêm chủng ngừa khoảng 1 ngày. Chọn thời điểm nắng ấm, chuồng trại thông thoáng để phun khử trùng để tăng hiệu quả và tránh gây tăng độ ẩm trong chuồng nuôi.
Nếu những trại lân cận có bệnh xảy ra người chăn nuôi cũng nên sát trùng chuồng trại ngay để đảm bảo sức khỏe cho đàn gà tốt nhất.
Các cụ ta có câu “phòng bện hơn điều trị bệnh”. Vậy phải làm tốt khâu phòng bệnh mà ở đây là tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế tối đa bệnh dịch xảy ra. Chỉ cần chú ý quan sát biểu hiện lâm sang của đàn gà thường xuyên, có lịch sát trùng chuồng trại đúng cách người chăn nuôi có thể giảm thiểu mầm bệnh tới tối đa, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh bùng phát.
ĐT: 0941.771.563
Email : traigiongthuha@gmail.com
ĐC: Thôn 5, Xã Phù Vân, Phủ Lý, Hà Nam.
Copyright© 2017 gionggiacam.com
Chào bạn, Trại giống Thu Hà sẵn sàng giải đáp thắc mắc của bạn.
Bắt đầu chat qua Messenger Bắt đầu chat qua Zalo